THÔNG ĐIỆP MÔN HỌC
Bước vào giai đoạn dậy thì, cùng với sự chuyển biến về mặt tâm sinh lý, các em học sinh đã bắt đầu có thể tự mình đưa ra các quyết định quan trọng của bản thân. Việc nắm bắt tâm lý của con cái và kề cận định hướng cho các con trong thời kỳ này dường như trở nên khó khăn hơn rất nhiều cho các bậc phụ huynh. Vậy làm sao để các em có thể tự làm chủ chính mình một cách đúng đắn và hài hòa trong mối tương quan với gia đình và những người xung quanh?
Môn học "Lãnh đạo Chính mình / Self-leadership for Teens", phiên bản dành cho học sinh THCS, sẽ góp phần giúp các em từng bước tìm ra chính mình, nhận ra điểm mạnh-điểm yếu để phát huy và cải thiện. Đồng thời, môn học truyền cảm hứng cho các em bắt đầu suy nghĩ về bức tranh cuộc đời của mình, dần gọi tên được những thành công và hạnh phúc dài lâu mà các em muốn đạt được. Nhờ đó, các em có thể trở nên tự lập và tìm thấy niềm hứng khởi để xây dựng lộ trình học tập và trang bị cho chính bản thân mình những gì cần thiết ngay từ bây giờ.
“Để làm được những điều này, trước tiên chúng ta cần định nghĩa lại vai trò và xác lập lại tâm thế của người học trong quá trình giáo dục là gì: là thụ động hay chủ động, là “nô lệ” hay “ông chủ” của quá trình giáo dục? Nguyên liệu đầu vào của quá trình giáo dục là người học, và sản phẩm đầu ra cũng là con người ấy nhưng có một tư duy khác, một kiến thức khác, một năng lực khác và một cách hành xử khác. Vậy “nhà sản xuất” của quá trình giáo dục này là Nhà nước, nhà trường, nhà giáo hay chính bản thân người học? Tôi tin rằng “nhà sản xuất” chính là người học; còn Nhà nước, nhà trường, nhà giáo hay gia đình là chất xúc tác, là sự hỗ trợ cho quá trình tự giáo dục của người học. Ngay từ thời thơ ấu, người học đã có thể được đặt vào môi trường mà ở đó họ có cảm giác được làm chủ quá trình học tập của mình để từ đó phát triển tư duy độc lập hòng biến kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm của những người khác thành “tài sản” của mình. Người học sẽ định nghĩa lại sự học và làm chủ được sự học của mình thông qua ba câu hỏi: Học để làm gì? Học những gì để đạt mục tiêu đó? Học như thế nào? Xa hơn, bản thân người học cũng cần biết rõ là mình muốn trở thành ai và làm sao để trở thành một con người như vậy.” - Giản Tư Trung (Trích từ Báo Thanh Niên số ngày 02/04/2019 https://thanhnien.vn/gioi-tre/thieu-vang-van-hoa-1066683.html) |
MỤC TIÊU MÔN HỌC
-
Giúp bạn trẻ hình thành sự tự nhận thức về bản thân, định nghĩa các khái niệm cơ bản về thành công và hạnh phúc, động lực và giá trị sống để tìm ý nghĩa cuộc sống đích thực và định hướng cho mọi việc mình làm;• Nhận lãnh trách nhiệm với chính cuộc đời mình, xác định điều gì quan trọng với mình và mình cần làm gì;• Chủ động hình thành kế hoạch cuộc đời và cách thức để hoàn thành kế hoạch ngay từ hôm nay thông qua thực hành đưa ra những lựa chọn trên những phương diện quan trọng trong cuộc sống hàng ngày.Giúp bạn trẻ hình thành sự tự nhận thức về bản thân, định nghĩa các khái niệm cơ bản về thành công và hạnh phúc, động lực và giá trị sống để tìm ý nghĩa cuộc sống đích thực và định hướng cho mọi việc mình làm;
- Nhận lãnh trách nhiệm với chính cuộc đời mình, xác định điều gì quan trọng với mình và mình cần làm gì;
- Chủ động hình thành kế hoạch cuộc đời và cách thức để hoàn thành kế hoạch ngay từ hôm nay thông qua thực hành đưa ra những lựa chọn trên những phương diện quan trọng trong cuộc sống hàng ngày.
NỘI DUNG MÔN HỌC
Cấu phần |
Chủ đề |
Nội dung chi tiết |
1 |
Nền tảng 1 |
|
2 |
Nền tảng 2 |
|
3 |
Tìm ra chính mình: Bạn là ai? |
|
4 |
Tìm ra chính mình: Điều gì quan trọng đối với bạn |
|
5 |
Chọn Thầy để học |
|
6 |
Chọn bạn để chơi |
|
7 |
Kỹ năng làm chủ chính mình |
|
8 |
Tổng kết |
|