Hotline: 0909 024 013 | Email: Lienhe@PLEMS.edu.vn

THÔNG ĐIỆP MÔN HỌC

Bạn trẻ tuổi Teen luôn có biết bao câu hỏi trăn trở về bản thân, về cuộc đời và con đường mình muốn theo đuổi. Thay vì chọn ngành, chọn trường rồi để cuộc đời mình ra sao thì ra, có bao giờ ngay từ khi còn là học sinh phổ thông, bạn tự hỏi mình muốn sống một cuộc đời như thế nào rồi mới chọn ngành mình muốn học? Quy trình ngược của việc chọn ngành, chọn nghề trước khi biết mình muốn sống một cuộc đời như thế nào cứ thế tiếp diễn qua hàng năm dẫn đến những hậu quả nặng nề ảnh hưởng đến thành công, hạnh phúc riêng của cá nhân và sự phát triển chung của xã hội. Ngoài nghề nghiệp, các bạn trẻ còn loay hoay với bao nhiêu quyết định khác trong cuộc đời mình? Câu hỏi “Tôi là ai?” có ám ảnh bạn trong suốt những năm tuổi trẻ này?

Chúng tôi tin rằng: Cuộc đời này là có thể quản được và khi biết cách quản thì chắc chắn cuộc đời sẽ thành công hơn, hạnh phúc hơn và đáng sống hơn. Chương trình “Lãnh đạo chính mình dành cho tuổi Teen” sẽ giúp các bạn trẻ vượt qua sự hoang mang và khó khăn ngay ngưỡng cửa cuộc đời, để có khả năng “trở thành con người mình muốn, sống cuộc đời mình mơ”.

 

 

Có lẽ hai chữ “Triết học” làm nhiều người rùng mình lảng tránh vì sao nó cao siêu thế và nó có ích lợi gì chứ? Vì thế cũng đừng nói tuổi teen cũng cần học triết học nhé! Nhưng bạn có biết triết học tồn tại trong cuộc sống hàng ngày của bạn một cách gần gũi đến nhường nào! Nếu bạn có thắc mắc mỗi ngày tới trường để làm gì cho khổ, tình yêu là gì mà làm mình phát điên, mình có đẹp không nhỉ, mình làm vậy là đúng hay sai…thì triết học sẽ giúp bạn tìm ra lời giải đấy. 


Làm thế nào để chúng ta có thể tạo ra những con người mà ta muốn?

“Để làm được những điều này, trước tiên chúng ta cần định nghĩa lại vai trò và xác lập lại tâm thế của người học trong quá trình giáo dục là gì: là thụ động hay chủ động, là “nô lệ” hay “ông chủ” của quá trình giáo dục? Nguyên liệu đầu vào của quá trình giáo dục là người học, và sản phẩm đầu ra cũng là con người ấy nhưng có một tư duy khác, một kiến thức khác, một năng lực khác và một cách hành xử khác.

Vậy “nhà sản xuất” của quá trình giáo dục này là Nhà nước, nhà trường, nhà giáo hay chính bản thân người học? Tôi tin rằng “nhà sản xuất” chính là người học; còn Nhà nước, nhà trường, nhà giáo hay gia đình là chất xúc tác, là sự hỗ trợ cho quá trình tự giáo dục của người học.

Ngay từ thời thơ ấu, người học đã có thể được đặt vào môi trường mà ở đó họ có cảm giác được làm chủ quá trình học tập của mình để từ đó phát triển tư duy độc lập hòng biến kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm của những người khác thành “tài sản” của mình. Người học sẽ định nghĩa lại sự học và làm chủ được sự học của mình thông qua ba câu hỏi: Học để làm gì? Học những gì để đạt mục tiêu đó? Học như thế nào? Xa hơn, bản thân người học cũng cần biết rõ là mình muốn trở thành ai và làm sao để trở thành một con người như vậy.”

- Giản Tư Trung

(Trích từ Báo Thanh Niên số ngày 02/04/2019 https://thanhnien.vn/gioi-tre/thieu-vang-van-hoa-1066683.html)

MỤC TIÊU MÔN HỌC

  • Giúp bạn trẻ hình thành sự tự nhận thức về bản thân, định nghĩa các khái niệm cơ bản về thành công và hạnh phúc, động lực và giá trị sống để tìm ý nghĩa cuộc sống đích thực và định hướng cho mọi việc mình làm;
  • Nhận lãnh trách nhiệm với chính cuộc đời mình, xác định điều gì quan trọng với mình và mình cần làm gì;
  • Chủ động hình thành kế hoạch cuộc đời và cách thức để hoàn thành kế hoạch ngay từ hôm nay thông qua thực hành đưa ra những lựa chọn  trên những phương diện quan trọng trong cuộc sống hàng ngày.

NỘI DUNG MÔN HỌC

Cấu phần

Chủ đề

Nội dung chi tiết

1

Nền tảng

  • Suy nghĩ quyết định lựa chọn
  • Ta là sản phẩm của chính mình

2

Mô hình lãnh đạo cuộc đời 
(Phần 1)

  • Giới thiệu mô hình lãnh đạo cuộc đời
  • Cấu phần 1: Khai phóng bản thân

3

Mô hình lãnh đạo cuộc đời
(Phần 2)

  • Cấu phần 2: Tìm ra chính mình
  • Cấu phần 3: Làm ra chính mình
  • Cấu phần 4: Sống với chính mình
  • Cấu phần 5: Giữ được chính mình

4

Hình thành chiến lược cuộc đời
(Phần 1)

  • Chiến lược cuộc đời là gì? Giới thiệu mô hình chiến lược cuộc đời
  • Cấu phần 1: Chọn lẽ để sống (chọn chính mình)

5

Hình thành chiến lược cuộc đời 
(Phần 2)

  • Cấu phần 2: Chọn việc để làm (chọn sự nghiệp)

6

Hình thành chiến lược cuộc đời 
(Phần 3)

  • Cấu phần 3: Chọn người để lấy (chọn gia đình)
  • Cấu phần 4: Chọn bạn để chơi (chọn môi sinh)

7

Hình thành chiến lược cuộc đời 
(Phần 4)

  • Cấu phần 5: Chọn thầy để học (chọn tâm tuệ)

8

Tổng kết

  • Bức tranh cuộc đời bạn mơ ước
  • Lập kế hoạch hành động

hương trình đối tác

© 2023 Viện Giáo dục IRED