THÔNG ĐIỆP MÔN HỌC
Thế kỉ 21 là Thời đại kỹ thuật số, sự hội nhập và kết nối diễn ra sâu và rộng hơn bao giờ hết, tương tác giữa người và người trở nên phức tạp hơn, đòi hỏi một nền giáo dục tiên tiến cần xem con người là một tổng thể hài hòa của 4 khía cạnh: Thể chất - Trí tuệ - Tình cảm - Tinh thần. Chúng ta thường quan tâm nhiều đến học vấn của con em, và các em có thể đạt được nhiều thành tích học tập tốt, có chỉ số IQ cao; nhưng nếu thiếu các năng lực về cảm xúc - xã hội hay chỉ số EQ, các em khó có thể thành công trong công việc và chung sống hạnh phúc với mọi người.
Theo một báo cáo năm 2016 của hai tổ chức Committee for Children và CASEL tại Mỹ trích dẫn về các kỹ năng mà doanh nghiệp yêu cầu từ sinh viên tốt nghiệp: Tạp chí Forbe đánh giá 4 kỹ năng hàng đầu là: (1) khả năng làm việc nhóm, (2) khả năng giải quyết vấn đề, (3) khả năng ra quyết định và (4) khả năng giao tiếp trong và ngoài tổ chức. Tương tự, World Economic Forum liệt kê 16 kỹ năng quan trọng nhất cho thế kỷ 21 thì trong đó 12 kỹ năng là thuộc về nhóm kỹ năng cảm xúc - xã hội. Như vậy, kỹ năng cảm xúc-xã hội là một hành trang không thể thiếu cho công việc tương lai. Một phân tích khác được CASEL công bố vào năm 2011 dựa trên 213 nghiên cứu về lợi ích mà việc giáo dục năng lực cảm xúc - xã hội được tiến hành trong nhà trường cho thấy thành tích học tập của học sinh tốt hơn, có động lực học tập cao, các hành vi tiêu cực và tình trạng áp lực căng thẳng của học sinh giảm đi.
Một điều quan trọng là, các kỹ năng cảm xúc - xã hội cần được nuôi dưỡng, thực hành và phát triển càng sớm càng tốt. Đặc biệt, trong lứa tuổi teen, cùng với sự phát triển tâm sinh lý và các mối quan hệ xã hội ngày càng mở rộng, phức tạp hơn, việc trang bị cho các em kỹ năng để có thể hiểu được chính mình và thấu hiểu được người khác là một vấn đề quan trọng giúp các em vui sống hài hòa, xây dựng được các mối quan hệ hợp tác, đưa ra được những quyết định đúng và đảm bảo một tương lai vững vàng.
MỤC TIÊU MÔN HỌC
Môn học S4T giúp học sinh phát triển 5 năng lực Thông minh xã hội sau đây:
- Năng lực tự nhận thức: nhận ra ảnh hưởng của suy nghĩ và cảm xúc lên hành vi, điểm mạnh-điểm yếu của bản thân, các giá trị của mình, có tư duy tích cực đối với năng lực của bản thân, từ đó có sự tự tin và lạc quan vững vàng.
- Năng lực tự quản lý: có khả năng quản lý cảm xúc, suy nghĩ và hành vi trong các tình huống khác nhau; có khả năng tự tạo động lực cho bản thân, đặt mục tiêu và hoàn thành.
- Năng lực nhận thức xã hội: tôn trọng sự khác biệt, đồng cảm với quan điểm của người khác, đặc biệt với những người từ những hoàn cảnh và nền văn hóa khác; hiểu biết về những chuẩn mực hành vi phù hợp với đạo đức xã hội.
- Năng lực quan hệ xã hội: biết cách tạo lập và duy trì những mối quan hệ lành mạnh, biết giao tiếp, lắng nghe và hợp tác một cách hiệu quả; đồng thời biết cách đề kháng với những áp lực xã hội không hợp lí, giải quyết mâu thuẫn, và tìm kiếm/đưa ra sự giúp đỡ khi cần.
- Năng lực ra quyết định có trách nhiệm: có khả năng ra các quyết định tốt nhất dựa trên sự cân nhắc về kết quả, đạo đức xã hội, hạnh phúc của bản thân và người khác.
NỘI DUNG MÔN HỌC
Cấu phần |
Chủ đề |
Nội dung chi tiết |
1 |
Tổng quan |
|
2 |
Hiểu về bản thân |
|
3 |
Kỹ năng đặt mục tiêu và lập kế hoạch |
|
4 |
Kỹ năng quản lý cảm xúc |
|
5 |
Kỹ năng giao tiếp |
|
6 |
Kỹ năng làm việc nhóm |
|
7 |
Kỹ năng ra quyết định và giải quyết vấn đề |
|
8 |
Kỹ năng xây dựng các mối quan hệ |
|