Phẩm chất của những nhà giáo ưu tú (What the best college teacher do) của giáo sư Ken Bain do Nguyễn Văn Nhật dịch, nhà xuất bản Văn hóa Sài Gòn ấn hành năm 2008. Phẩm chất của những nhà giáo ưu tú là cuốn sách đã đoạt giải thưởng Virginia & Stone - giải thưởng dành cho tác phẩm xuất sắc về đề tài giáo dục và xã hội do Havard University Press trao tặng hàng năm.
Sau đây là một số vấn đề rút ra từ những trang sách chứa đựng những tư tưởng hiện đại, đẹp đẽ và sâu sắc về việc giảng dạy của những nhà giáo ưu tú:
Nhận thức bao quát về giáo dục: đề cao chương trình học có tính khai phóng (liberal arts), đề cao sự suy nghĩ có phê phán, việc giải quyết vấn đề, sự sáng tạp, tính tò mò, sự quan tâm tới những vấn đề đạo đức, độ rộng và độ sâu của kiến thức...
Các nhà giáo ưu tú đều biết rất rõ lĩnh vực chuyên môn của mình. Những nhà giáo xuất chúng đều theo đuổi những phát triển nghệ thuật, khoa học hay tri thức quan trọng trong phạm vi chuyên môn của họ, thực hiện những nghiên cứu, đưa ra những tư tưởng độc đáo và quan trọng về những chủ đề mình quan tâm, tìm hiểu cẩn thận và bao quát về tất cả những gì người khác đã thực hiện trong lĩnh vực chuyên môn của mình, thường xuyên đọc thêm một cách toàn diện về những chuyên ngành gần gũi khác, và luôn quan tâm sâu sắc đến những vấn đề rộng hơn thuộc chuyên ngành của mình. Nói tóm lại, họ có thể thực hiện được những gì mà họ mong đợi ở sinh viên của mình.
Những nhà giáo xuất sắc biết đơn giản hóa và làm rõ những vấn đề phức tạp, biết đào sâu vào cốt lõi của vấn đề với sự hiểu biết sâu sắc. Họ hỗ trợ người học nắm được những ý tưởng và thông tin để xây dựng sự hiểu biết cho chính mình.
Những nhà giáo xuất sắc có khuynh hướng thể hiện một niềm tin mạnh mẽ vào các sinh viên của mình. Họ cởi mở với sinh viên, đối xử với sinh viên bằng sự tôn trọng.
Việc đánh giá sinh viên bắt nguồn từ những mục tiêu học tập chính yếu. Họ thu thập những phản hồi về việc giảng dạy của mình, thiết kế phương pháp cho điểm để duy trì sự tập trung vào những mục tiêu học tập thực sự.
Các câu hỏi đóng vai trò quan trọng trong quá trình học tập và trong việc thay đổi các mô hình nhận thức.
Các nhà giáo ưu tú thường tránh việc sử dụng điểm số để thuyết phục sinh viên học tập. Thay vào đó, họ khơi gợi chủ đề học tập, những câu hỏi mà môn học nêu ra, và những hứa hẹn mà môn học sẽ đem lại cho sinh viên. Họ mời gọi chứ không ra lệnh, và thường thể hiện tính cách của một người mời đồng nghiệp đến dự một bữa ăn tối chứ không phải cung cách của một viên biện lý triệu hồi một ai đó tới tòa. Họ tạo cho sinh viên cảm giác có thẩm quyền đối với việc học của chính mình.
Các nhà giáo ưu tú mong đợi những tầng phát triển cao nhất nơi sinh viên của mình. Họ mong mỏi sinh viên vượt lên trên cấp độ của những thức giả tiếp nhận. Họ chỉ ra sự khác biệt giữa những sinh viên chỉ nghiên cứu môn học vì quyền lợi trong lớp với những sinh viên thay đổi đường lối tư duy và rút ra kết luận của mình. Họ không chỉ giảng dạy về một số sự kiện, khái niệm và phương pháp liên quan đến ngành học mà họ còn nhấn mạnh đến việc theo đuổi những câu trả lời cho những câu hỏi quan trọng và thường khuyến khích sinh viên sự dụng các phương pháp luận, những giả định và kiến thức từ những lĩnh vực khác nhau để giải quyết những vấn đề phức tạp. Họ thường kết hợp tài liệu từ những lĩnh vực khác vào bài giảng của mình. Họ thường nói về giá trị của một nền giáo dục tích hợp hơn là một nền giáo dục manh mún với những khóa học riêng lẻ. Họ giảng dạy chuyên môn, lồng trong bối cảnh của việc nêu bật vấn đề phát triển tri thức, và cả đạo đức, tình cảm, lẫn nghệ thuật của sinh viên.
Các nhà giáo ưu tú tạo ra môi trường học tập tự nhiên có tính phê phán (natural critical learning environment), trong đó họ lồng những kỹ năng và những thông tin họ muốn dạy vào những bài tập (câu hỏi và nhiệm vụ) mà sinh viên cảm thấy thú vị, gợi sự tò mò, thách thức sinh viên suy nghĩ lại về những giả định và khảo sát những mô hình nhận thức về thực tại của mình. Sự giảng dạy ưu việt tạo ra một cảm giác rằng mọi người đang làm việc chung với nhau. Môi trường học tập tự nhiên và có tính phê phán khuyến khích sinh viên so sánh, áp dụng, đánh giá, phân tích và tổng hợp chứ không phải chỉ lắng nghe và ghi nhớ đơn thuần. Yêu cầu sinh viên đưa ra những bình luận và bảo vệ những nhận định của mình, qua đó, cung cấp cho họ cơ sở của việc đưa ra quyết định.
Họ khơi gợi sinh viên tham gia vào việc phát minh, nêu ra những câu hỏi nhằm giúp sinh viên suy luận trong suốt quá trình để thấy được bản chất của các câu hỏi và suy nghĩ về cách trả lời. "Tôi muốn sinh viên tự xây dựng vốn hiểu biết của mình để họ có thể kể lại việc làm thế nào mà họ giải được bài toán." - Donald Saari
Môi trường học tập này còn giúp sinh viên trả lời được câu hỏi, tự phát triển những giải thích và vốn hiểu biết của mình, cũng như bảo vệ những điều ấy.
Trong tay của những giảng viên đầy hiệu năng, bài giảng trở thành một cách làm sáng tỏ và đơn giản những nội dung phức tạp đồng thời gửi gắm những câu hỏi quan trọng và có tính cách thách thức, hay khơi nguồn sự chú tâm đến những vấn đề quan trọng để gợi mở, tập trung sự chú ý.
Bài giảng không hề được sử dụng như những thông tin chọn lọc mang tính cách bách khoa toàn thư của một chủ đề nào đó, và nhất là không phải là một phương tiện nhằm gây ấn tượng cho các sinh viên rằng giảng viên của họ có kiến thức uyên bác đến mức nào.
Bài giảng giúp sinh viên học một cách sâu rộng hơn nhờ những câu hỏi và thu hút sự chú ý quan tâm của sinh viên vào những chủ đề nêu ra trong các câu hỏi ấy. Các sinh viên trở nên bị cuốn hút vào việc suy nghĩ thông qua các vấn đề, trong lúc đương đầu với các vấn đề đó, trong lúc tìm chứng cớ và trong việc suy luận, chứ không chỉ ghi nhớ.
Một số người sử dụng những bài giảng có tính tương tác cao, ở đó thỉnh thoảng giảng viên có thể ngưng thuyết trình và yêu cầu sinh viên nói về một chủ đề, thảo luận về sự hiểu biết của họ, hay để xem khi nào thì sinh viên có thể áp dụng một khái niệm hay phương pháp nào đó, và khi ấy sinh viên nên áp dụng như thế nào.
Các nhà giáo ưu tú tạo ra một môi trường an toàn trong đó sinh viên có thể thử nghiệm, phạm sai lầm, nhận phản hồi, và thử nghiệm lại lần nữa.
Không chỉ truyền tải kiến thức, các nhà giáo ưu tú hỗ trợ và khuyến khích sinh viên mình học tập. Dưới đây là các câu hỏi lập kế hoạch cụ thể:
Các nhà giáo ưu tú muốn đẩy mạnh sự học đào sâu chứ không chỉ sự học hời hợt bề mặt hay có tính cách đối phó, muốn giúp đỡ sinh viên trở thành những người biết suy nghĩ chín chắn hơn, và muốn khuyến khích họ nắm bắt những chủ đề quan trọng.
Các nhà giáo ưu tú trao quyền chủ động cho sinh viên. "Điều mà các bạn mang đến lớp học này là chính bản thân các bạn và mong muốn tham gia của các bạn, và những gì các bạn thực hiện được ở đây cuối cùng tùy thuộc vào điều đó mà thôi." - Paul Baker
Chìa khóa dẫn đến sự hiểu biết về phương pháp giảng dạy ưu việt có thể tìm thấy không phải ở những biện pháp thực hành hay những quy tắc cụ thể mà ở ngay trong thái độ của những nhà giáo, trong niềm tin của họ về khả năng hoàn thành công việc của sinh viên, trong sự sẵn lòng của họ về việc hướng dẫn sinh viên mình một cách nghiêm túc cũng như cho phép chính các sinh viên ấy chịu trách nhiệm trong việc kiểm soát sự giáo dục của chính họ, và trong sự tận tâm của các nhà giáo về việc để cho mọi đường lối hành động và biện pháp thực hiện đều bắt nguồn từ những mục tiêu học tập cốt lõi cũng như từ sự tôn trọng lẫn nhau giữa giảng viên và sinh viên.
Paul Baker thường nói với sinh viên của ông: "Mục đích chính của khóa học là nhằm phát triển những con người sáng tạo, mang lại cho họ niềm tin vào chính mình. Chúng tôi không hè cố ấn các bạn vào bất kỳ một loại khuôn mẫu nào; ngược lại, chúng tôi cố giúp giải thoát các bạn ra khỏi những khuôn mẫu."
Susan Wiltshire giải thích theo quan điểm của mình rằng, những lớp học của cô giống như một món ăn ngon mà cô đã nấu nướng công phu, và cô chỉ muốn mời sinh viên của mình ngồi vào bàn ăn.
"Tất cả những gì bạn học ảnh hưởng đến bạn là ai và bạn có thể làm được gì." - Ralph Lynn
Các nhà giáo ưu tú nhấn mạnh đến nhận thức, suy luận, và những hiểu biết sâu sắc chứ không phải là khả năng ghi nhớ, sự trật tự, tính ngăn nắp, và sự đúng giờ. Quan trọng là tư duy thể hiện trên bài viết. Họ đưa ra những hướng dẫn ý nghĩa và những ý kiến phản hồi mẫu mực, là những điều có khả năng kết hợp nhẹ nhàng nhưng sinh động với những lý tưởng cao quý với niềm tin vào những gì sinh viên có thể thực hiện được mà không cần đưa ra bất kỳ một phán xét nào về giá trị của cá nhân sinh viên. Vì thế họ giúp sinh viên chuyển trọng tâm học tập từ chỗ học để đạt điểm cao đến chỗ suy nghĩ về những mục tiêu phát triển cá nhân.
Con người có khuynh hướng học tập một cách hiệu quả nhất khi:
Các giảng viên thành công trong việc thu hút sự chú ý của sinh viên nhờ việc bắt đầu bài giảng bằng một câu hỏi hay một vấn đề có tính cách khơi gợi và có khả năng nêu lên những chủ đề theo những cách thức mà trước đó sinh viên chưa bao giờ nghĩ đến, hay nhờ việc sử dụng những nghiên cứu tình huống (case study) mang lại sự hào hứng hay những kịch bản lấy mục tiêu làm nền tảng (goal-based scenarios).
Nghệ thuật giảng dạy trong lớp học. Trau giồi những kỹ năng nào có thể làm cho nhà giáo giỏi trở nên giỏi hơn. Lấy sinh viên làm trung tâm, tập trung vào những chi tiết mang lại lợi ích cho việc học của sinh viên.
Những nhà giáo ưu tú không hề thể hiện quyền lực mà thay vào đó là một sự đầu tư nơi sinh viên của họ. Việc dạy bắt nguồn từ sự quan tâm đến việc học của sinh viên. Một sự quan tâm được cảm nhận một cách mạnh mẽ và được truyền đạt một cách hữu hiệu…
Phạm Doãn
Nguồn: Sachhay.org
Những bài báo nghiên cứu, bài viết, bài dịch và sách, phim do Viện IRED
sưu tầm và giới thiệu xoay quanh đề tài giáo dục và quản lý giáo dục.